Lý thuyết hành vi cổ điển của John B. Watson (1878 – 1958)

“Give me a dozen healthy infants, well-formed, and my own specified world to bring them up in and I’ll guarantee to take any one at random and train him to become any type of specialist I might select — doctor, lawyer, artist, merchant-chief and, yes, even beggar-man and thief, regardless of his talents, penchants, tendencies, abilities, vocations, and race of his ancestors.”

–John Watson, Behaviorism, 1930

“Hãy cho tôi một tá trẻ em khỏe mạnh, phát triển bình thường và một thế giới của riêng tôi để nuôi dưỡng chúng, và tôi đảm bảo rằng khi chọn ngẫu nhiên bất kỳ đứa trẻ, tôi có thể huấn luyện nó thành bất kỳ chuyên gia trong lĩnh vực nào mà tôi lựa chọn – bác sĩ, luật sư, nghệ sĩ, thương gia, và, đúng vậy, thậm chí một kẻ ăn xin hay tên trộm – không phụ thuộc và tư chất, năng lực, nghề nghiệp hay nòi giống”.

I. Giới thiệu về John B. Watson và thuyết hành vi cổ điển

Watson tên đầy đủ John Broadus Watson sinh ngày 9/1/1878 tại Greenville, South Carolina, Hoa Kỳ. Ông là con trai trong một gia đình nông dân có thu nhập thấp và phải đối mặt với khó khăn kinh tế. Tuy nhiên, mặc dù nhà ông có hoàn cảnh khó khăn, gia đình ông vẫn khuyến khích sự học hỏi và phát triển trí tuệ của ông. Điều này đã tạo điều kiện cho ông tiếp tục học tập và theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực tâm lý học.

Ông nhận bằng cử nhân tại Đại học Furman vào năm 1899, sau đó tiếp tục học tại Đại học Chicago, nơi ông tiếp cận với lĩnh vực tâm lý học. Watson học tại Chicago dưới sự hướng dẫn của nhà tâm lý học nổi tiếng là James Rowland Angell. Ông tốt nghiệp Đại học Chicago vào năm 1903.

Năm 1913, Watson xuất bản bài báo mang tính tiên phong “Psychology as the Behaviorist Views It” (Tâm lý học thông qua lăng kính hành vi). Trong bài viết này ông đề xuất quan điểm mới về tâm lý học, với sự tập trung chủ yếu vào hành vi quan sát được thay vì tâm trí và cảm xúc không thế quan sát được. Watson phản đối phương pháp chủ nghĩa ý thức (introspection) phổ biến và thời điểm đó, thay vì coi tâm trạng và trạng thái tâm ký là các đối tượng nội tại không thế xác định một cách chính xác, ông đề xuất rằng hành vi con người có thể được giải thích và dự đoán thông qua việc nghiên cứu các phản ứng quan sát được trong môi trường. Watson nhấn mạnh vai trò của học tập và môi trường trong việc hình thành hành vi. Ông cho rằng hành vi không phụ thuộc và tư duy hay cảm xúc, mà là sản phẩm của các kết nối giữa kích thích từ môi trường và phản ứng hành vi. Bài báo này đánh dấu sự ra đời của trường phái hành vi học và khởi đầu cho sự phát triển của lý thuyết hành vi cổ điển.

Lý thuyết hành vi cổ điển của Watson đã có một tầm quan trọng lớn trong lĩnh vực tâm lý học vì nó đã định hình một cách mới mẻ cách tiếp cận nghiên cứu về hành vi con người. Nó khẳng định rằng tâm lý học có thể trở thành ngành khoa học chính xác và mở ra con đường cho việc sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học trong tâm lý học.

Lý thuyết của Watson đã tạo ra cơ sở cho sự phát triển của trường phái hành vi học và đã có tác động lớn đến các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu hành vi. Nó đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong tâm lý học, bao gồm cả tâm lý học phát triển, tâm lý học giáo dục và tâm lý học hành vi. Mặc dù lý thuyết hành vi cổ điển đã nhận được nhiều chỉ trích và đã được thay thế bởi các trường phái khác nhưng nó vẫn là một phần quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực tâm lý học hiện đại.

II. Lý thuyết hành vi cổ điển

John B. Watson lấy cảm hứng và phát triển lý thuyết hành vi của mình dựa trên nghiên cứu về điều kiện hóa của nhà nghiên cứu Ivan Pavlov. Pavlov đã tiến hành các nghiên cứu về điều kiện hóa, trong đó ông khám phá ra rằng các phản ứng tự nhiên của con chó có thể được điều kiện để phản ứng với một kích thích mới thông qua quá trình kết hợp giữa kích thích tự nhiên và kích thích mới.

Watson đã áp dụng nguyên tắc điều kiện hóa của Pavlov vào nghiên cứu của mình về hành vi con người. Ông tin rằng hành vi con người cũng có thể được hình thành và thay đổi thông qua quá trình học tập và điều kiện hóa. Ông tiếp tục phát triển ý tưởng về quá trình điều kiện hóa và quá trình học tập trong việc hình thành hành vi con người.

Thí nghiệm Little Albert

Đối tượng tham gia thí nghiệm này là một đứa trẻ 9 tháng tuối được gọi là “Albert B”, hiện được biết đến rộng rãi với tên gọi “Little Albert”. Thí nghiệm được thực hiện năm 1920 bởi John Watson và trợ lý của mình là Rosalie Rayner nhằm mục đích chứng minh quá trình điều kiện hóa và sự hình thành phản ứng sợ hãi ở con người.

Bắt đầu thí nghiệm, Watson cho đứa trẻ tiếp xúc với các tác nhân kích thích khác nhau như: chuột trắng, thỏ, khỉ, chiếc mặt nạ. Ông quan sát phản ửng của cậu bé và nhận thấy rằng cậu không tỏ ra sợ hãi với những tác nhân này, thậm chí cậu bé còn tỏ ra thích thú và muốn được chạm vào chúng.

Lần sau đó, khi Albert được cho tiếp xúc với một con chuột, thì nhà nghiên cứu sẽ lấy một chiếc búa và gõ vào ống kim loại để tạo ra âm thanh lớn. Cậu bé giật mình và bắt đầu khóc lớn khi nghe thấy tiếng động. Khi Albert cố gắng với lấy con chuột một lần nữa, nhà nghiên cứu lại tiếp tục lặp lại việc gõ vào ống kim loại để tạo ra âm thanh lớn kia.

Những lần tiếp theo, sau khi hành động được lặp lại nhiều lần thì chỉ cần nhìn thấy con chuột là Albert đã khóc lớn. Watson đã viết: “Ngay khi nhìn thấy con chuột, đứa bé bắt đầu khóc. Gần như ngay lập tức, cậu bé quay sang trái rồi bò đi rất nhanh, đến mức rất khó mới bắt kịp trước khi cậu bé bò đến mép bàn”.

Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng Albert sau đó phản ứng sợ hãi đối với con chuột trắng mà trước dây không hề gây sợ hãi cho cậu bé. Như vậy, Watson đã thực hiện quá trình điều kiện hóa bằng cách kết hợp âm thanh với sự xuất hiện của chon chuột. Thí nghiệm “Little Albert” nhấn mạnh quá trình điều kiện hóa và khả năng hình thành phản ứng sợ hãi ở con người thông qua kết hợp giữa kích thích từ môi trường và phản ứng hành vi. Nghiên cứu này đóng góp vào lĩnh vực tâm lý học và thể hiện sự ảnh hưởng của lý thuyết hành vi cổ điển của Watson và quan điểm của ông về quá trình học tập và hình thành hành vi con người.

Các yếu tố của điều kiện cổ điển trong thí nghiệm Little Albert

  • Kích thích trung tính (neutral stimulus) là một kích thích mà không tự nhiên để có điều kiện, kích thích trung tính xuất hiện trước (1/2 hay 1 giây) kích thích không điều kiện trong một vài lần: Chuột trắng
  • Kích thích không điều kiện (unconditioned stimulus) là một kích thích gây ra phản ứng phản thân (reflexive response): Âm thanh lớn
  • Phản ứng không điều kiện (unconditioned response) là một phản ứng tự động gây ra bởi kích thích không điều kiện: Sợ hãi, khóc lớn
  • Kích thích có điệu kiện (conditioned stimulus): Chuột trắng (sau khi đã điều kiện hóa)
  • Phản ứng có điều kiện (conditioned response): Sợ hãi, khóc lớn

Watson cho rằng học tập là quá trình thay thế một kích thích này bằng một kích thích khác. Để thiết lập phản xạ có điều kiện. Theo quan điểm của Watson, con người khi vừa mới sinh ra chỉ có một số phản xạ đơn giản (như hắt hơi, giật đầu gối, nháy mắt…). Và các phản ứng cảm xúc (như sợ hãi, yêu thương, tức giận…). Còn lại tất cả các hành vi khác đều được tạo ra và hình thành bởi các phản ứng kích thích mới, được xây dựng dựa trên các phản xạ có điều kiện.

Nguyên lý hoạt động chính:     S -> R

S (Stimulation): tác nhân kích thích (đơn giản hoặc phức tạp)

R (Reponses): phản ứng của con người (công khai hoặc ngầm ẩn)

Đọc thêm

Một số tác phẩm tiêu biểu của John B. Watson

“Psychology as the Behaviorist Views It” (1913) Đây là bài báo đầu tiên mà Watson công bố sau khi trở thành giáo sư tại Đại học Johns Hopkins. Trong bài viết này, ông giới thiệu quan điểm behaviorist và khám phá khái niệm về việc nghiên cứu hành vi như một lĩnh vực độc lập của tâm lý học.

Behaviorism” (1924): Đây là một cuốn sách quan trọng của Watson, trong đó ông mô tả và phân tích lý thuyết hành vi và phương pháp nghiên cứu behaviorist. Ông thảo luận về vai trò của kích thích và hậu quả trong việc hình thành và điều chỉnh hành vi.

“Psychological Care of Infant and Child” (1928): Cuốn sách này tập trung vào việc áp dụng nguyên lý behaviorist để chăm sóc tâm lý và phát triển trẻ em. Watson đề cập đến quá trình hình thành hành vi, nhu cầu cơ bản của trẻ và cách xử lý các vấn đề như sợ hãi, giận dữ và phân biệt đối xử

“Conditioned Emotional Reactions” (1919): Đây là một bài báo quan trọng mà Watson viết cùng với Rosalie Rayner. Trong nghiên cứu này, họ áp dụng nguyên lý điều kiện hóa để tạo ra sự kích thích tự động và phản ứng tự động ở một đứa trẻ gọi là “Little Albert”, tạo ra các phản ứng sợ hãi trong đối tượng nghiên cứu.

“The Behavior of Organisms” (1938): Đây là một cuốn sách quan trọng của Watson, trong đó ông trình bày một cách toàn diện về lý thuyết behaviorist. Ông thảo luận về việc học tập, hình thành hành vi và ứng dụng của nguyên lý behaviorist trong các lĩnh vực khác nhau như giáo dục và tâm lý trị liệu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *