Mô hình tính cách HEXACO

I. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH HEXACO

Mô hình tính cách HEXACO được tạo ra bởi Ashton & Lee, được xây dựng lần đầu vào năm 2000. Mục đích nhằm đánh giá 6 khía cạnh chính trong nghiên cứu về cấu trúc tính cách của con người. 6 khía cạnh này bao gồm:

  • H – Honesty/Humility – Trung thực/ Khiêm tốn
  • E – Emotionality – Cảm xúc
  • X – eXtravesion – Hướng ngoại
  • A – Agreeableness (versus Anger) – Dễ chịu
  • C – Conscientiousness – Ý thức
  • O – Openness to experience – Sẵn sàng trải nghiệm

Đến năm 2002, Ashton & lee đã cho ra phiên bản tự trả lời gồm 108 mục, 6 thang đo chứa 18 mục trong mỗi thang đo chứa đựng nhiều nội dung nhưng không áp dụng thang đo cấp độ để đánh giá từng đặc điểm tính cách riêng biệt. Năm 2004, mô hình áp dụng thêm thang đo cấp độ, đồng thời phát triển các định nghĩa cho các thang đo khía cạnh nhằm mục đích thể hiện nhiều nội dung trong từng yếu tố. Phiên bản HEXACO đầy đủ bao gồm 192 mục (8 mục mỗi thang đo) và phiên bản ngắn gọn gồm 96 mục (4 mục cho mỗi thang đo). Năm 2006, Ashton & Lee tiếp tục thêm hai thang đo khía cạnh xen kẽ nữa vào, thành HEXACO-PI, việc tăng thêm này làm cho phiên bản đầy đủ tăng từ 192 mục lên 208 mục, và phiên bản ngắn gọn từ 96 mục tăng lên 104 mục.

Về sau, Ashton & Lee tiếp tục sửa đổi HEXACO-PI thành HEXACO-PI-R (R-revised). Có 2 thay đổi chính, bao gồm, một trong các thang đo trong yếu tố Hướng ngoại (eXtravesion) đã được thay thế (Lòng tự trọng xã hội thay thế cho Biểu cảm) và thang đo xen kẽ Tự đánh giá tiêu cực được xóa đi. Do đó, HEXACO-PI-R chứa 200 mục ở phiên bản đầy đủ và 100 mục trong phiên bản ngắn gọn.

Gần đây hơn, một phiên bản ngắn hơn của HEXACO-PI-R được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu về một công cụ phù hưpj khi thời gian đánh giá ngắn hơn. Phiên bản này gồm 60 mục, 10 mục mỗi thang đo và bao trùm nhiều nội dung. Sau khi kiểm tra HEXACO-PI-R 60 mục trong các mẫu sinh viên đại học và người lớn trong cộng đồng thì nhận thấy rằng mô hình đáp ứng được các đặt tính mong đợi: thể hiện độ tin cậy nhất quán nội tại ở mức độ vừa phải (trong phạm vi được cho phép bởi tính ngắn gọn và độ rộng của thang đo), mối tương quan giữa các thang đo và cấu trúc các nhân tố trong từng thang đo.

II. CẤU TRÚC BÀI TRẮC NGHIỆM HEXACO

Số lượng câu hỏi: 100

Hình thức làm bài: Chọn câu trả lời đúng với bạn nhất

Thời gian làm bài: khoảng 20 phút

Link test: Test HEXACO

Ví dụ kết quả test

Ý nghĩa số ‘phân vị’

Con số ‘phân vị’ chỉ ra tỷ lệ phần trăm của người tham gia khảo sát có điểm dưới một số nhất định. Ví dụ, 10% số người tham gia khảo sát có điểm dưới phân vị thứ 10, 50% số người tham gia khảo sát có điểm dưới phân vị thứ 50, và 90% số người tham gia khảo sát có điểm dưới phân vị thứ 90. Phân vị thứ 50 (hoặc ‘trung vị’) đại diện cho người tham gia khảo sát điển hình hoặc trung bình.

Ý nghĩa con số điểm

Số điểm được tính sao cho điểm trung bình là 5.00, khoảng 2/3 số người tham gia có điểm nằm giữa 4.00 và 6.00, khoảng 1/6 có số điểm dưới 4.00 và 1/6 có số điểm trên 6.00

III. Ý NGHĨA 6 KHÍA CẠNH

H – Honesty/Humility – Trung thực/ Khiêm tốn (Gồm Sincerity (chân thành), Fairness (công bằng), Greed avoidance (tránh tham lam), Modesty (khiêm tốn))

Khía cạnh này để cập đến tính trung thực, sự chân thành, ưu tiên sự thật và bỏ qua bất kỳ sự xuyên tạc nào. Những người đạt điểm cao ở khía cạnh này hiếm khi vi phạm các quy tắc, hiếm khi lừa dối người khác vì lợi ích cá nhân, không quan tâm đến sự xa hoa và không cảm thấy có quyền được ở một vị thế xã hội cao. Ngược lại, những người đạt điểm thấp có ý thức tự cao về tầm quan trọng của bản thân, tâng bốc người khác để đạt được điều họ mong muốn, bẻ cong các quy tắc để trục lợi cá nhân và sống vật chất.

E – Emotionality – Cảm xúc (Fearfulness (sợ hãi), Anxiety (lo lắng), Dependence (phụ thuộc), Sentimentality (tình cảm uỷ mị))

Những người có điểm cao ở khía cạnh này có xu hướng lo lắng, khao khát được hỗ trợ về mặt tinh thần, thường dễ cảm thấy đồng cảm sâu sắc với người khác và sợ hãi những nguy hiểm về thể chất. Người có điểm thấp ở khía cạnh này không sợ bị tổn hại về thể chất, cảm thấy tách biệt hơn với người khác, ít trải qua đau khổ, và ít có xu hướng cởi mở với người khác.

X – eXtravesion – Hướng ngoại (Social self-esteem (tự trọng xã hội), social boldness (gan dạ xã hội), Sociability (sự thích giao tiếp), Liveliness (sự sống động))

Những người có điểm cao ở khía cạnh này sẽ tự tin khi lãnh đạo người khác, cảm thấy tràn đầy năng lượng và động lực khi tương tác với mọi người, nhìn nhận bản thân theo hướng tích cực và phát triển mạnh mẽ trong các tình huống xã hội. Những người đạt điểm thấp ở khía cạnh này có thể tin rằng bản thân họ không được yêu mến, cảm thấy kiệt sức trong các tình huống xã hội, cảm thấy không thoải mái khi là trung tâm của sự chú ý và không có nhiều sự nhiệt tình và lạc quan bên ngoài.

A – Agreeableness (versus Anger) – Dễ chịu (Forgiveness (lòng khoan dung), Gentleness (sự nhẹ nhàng), Flexibility (tính linh hoạt), Patience (sự kiên nhẫn).

Những người đạt điểm cao ở khía cạnh này có xu hướng thỏa hiệp hơn, có thể kiềm chế tính nỏng nảy, thường đánh giá người khác một cách khoan dung và có thể dễ dàng tha thứ. Những người có điểm thấp ở khía cạnh này thường bướng bỉnh, có xu hướng giữ mối hận thù với những người làm tổn thương họ, chỉ trích người khác và dễ nổi giận khi bị ngược đãi.

C – Conscientiousness – Ý thức (Organization (Tổ chức), Diligence (siêng năng), Perfectionism (Hoàn thiện), Prudence (thận trọng))

Những người đạt điểm cao ở khía cạnh này thường cân nhắc các quyết định một cách cẩn thận, hướng đến sự hoàn hảo và chính xác. Có kỷ luật khi làm việc hướng tới mục tiêu và có tổ chức với thời gian và môi trường xung quanh. Những người đạt điểm thấp trong lĩnh vực này thường mắc lội, đưa ra quyết định một cách bốc đồng, không chú ý nhiều đến thời gian hoặc môi trường xung quanh và bị cản trở bởi các mục tiêu hoặc nhiệm vụ đầy thách thức.

O – Openness to experience – Sẵn sàng trải nghiệm (Aesthetic appreciation (Sự đánh giá thẩm mỹ), Inquisitiveness (tò mò), Creativity (sáng tạo), unconventionally (sự không truyền thống))

Những người đạt điểm cao ở khía cạnh này là người giàu trí tưởng tượng, bị thu hút bởi những con người hoặc ý tưởng độc đáo, hòa mình vào thiên nhiên và nghệ thuật cũng như tìm hiểu về các nền tảng kiến thức khác nhau. Những người có điểm thấp ở khía cạnh này thường không có tính sáng tạo, tránh xa những ý tưởng cấp tiến, không quan tâm đến tác phẩm nghệ thuật và không có tính tò mò trí tuệ.

IV. LỢI ÍCH CỦA MÔ HÌNH TÍNH CÁCH HEXACO

Mô hình tính cách HEXACO tạo điều kiện cho các cá nhân hiểu được lý do tại sao họ hành động theo cách họ đang hành động hiện tại.

Các bài kiểm tra tính cách cũng có thể mang lại lợi ích cho các chuyên gia sức khỏe tâm thần, vì họ sẽ hiểu được cách các bệnh nhân của họ đối phó với các vấn đề sức khỏe tâm thần mà họ quan tâm trước khi bắt đầu trị liệu tâm lý.

Bảng đánh giá mô hình tính cách HEXACO cũng có thể được sử dụng để dự đoán hành vi cũng như xu hướng phù hợp trong các lựa chọn trong tương lai như lĩnh vực học tập, nghề nghiệp, chuyên môn.

Ngoài ra, tương tự một số bài trắc nghiệm kiểm tra tính cách khác, HEXACO khá đơn giản và có thể hoàn thành trong thời gian tương đối ngắn.

V. HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH TÍNH CÁCH HEXACO

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các cá nhân hoàn thành việc kiểm tra tính cách có thể phản hồi các mục dựa trên ý nghĩa, mong muốn xã hội, trả lời theo cách thể hiện chúng theo hướng tích cực.

Vì bảng đánh giá mô hình tính cách HEXACO mang tính chủ quan nên khó có thể tính đến mức độ mong muốn xã hội trong điểm số cuối cùng của người tham gia. Ngoài ra, HEXACO được nghiên cứu trong bối cảnh đa văn hóa, nhưng rất khó để khái quát hóa kết quả.

Cuối cùng, Bảng đánh giá HEXACO có thể ‘đóng hộp’ mọi người vào một số loại nhất định. Mọi người có xu hướng giữ quan điểm rằng kết quả của họ là cố định và chắc chắn, nhưng tính cách của con người thì có thể thay đổi và phát triển theo thời gian.

Đọc thêm

Trắc nghiệm tính cách MBTI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *