Phần 2 – Chương 7 – TẬP TÍNH

PHẦN 2 – SINH LÝ HĐTKCC

CHƯƠNG 7 – TẬP TÍNH

1. TỔNG QUAN

Tập tính là chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích (từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. Khi môi trường sống thay đổi thì chúng phải có những đáp ứng nhất định bằng các phản ứng sinh lý hoặc bằng các phản ứng tập tính. Ví dụ như khi nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể con người sẽ tiết ra mồ hôi, còn khi nhiệt độ giảm thấp thì các cơ bắt đầu rung. Nếu con người ở trạng thái giận dữ, thì lượng adrenalin trong máu tăng cao, tim đập nhanh, mặt đỏ lên. Những biển hiện đó được gọi là phản ứng sinh lý. Còn lúc bị nóng con người cởi bỏ bớt quần áo, tìm đến chỗ thoáng mát. Nếu lạnh, con người sẽ vận động nhiều hơn, tìm vật gì phủ lên người hay tìm chỗ ấm, đó là biểu hiện của phản ứng tập tính.

Những biến đổi của môi trường bên trong cơ thể cũng gây ra những phản ứng tập tính. Ví dụ như cơn đói, nếu con vật bị đói một thời gian, thì trong cơ thể nó diễn ra hàng loạt các biến đổi như giảm mức đường trong máu, tăng co bóp dạ dày. Dưới ảnh hưởng của những biến đối đó và của nhiều biến đổi khác nữa, làm cho con vật trở nên lo lắng, bắt đầu đi lại và tìm thức ăn. Sau khi ăn no, trạng thái bên trong cơ thể con vật thay đổi, con vật không còn lo lắng, mà có thể “phấn chấn” hoặc buồn ngủ.

Các phản ứng tập tính đều mang tính chất thích nghi, nghĩa là làm cho cá thể hoặc cho loài tiếp tục tồn tại. Các phản ứng tập tính bắt con vật đói đi tìm thức ăn (tập tính dinh dưỡng), bắt con vật tránh xa nguồn nguy hiểm (tập tính tự vệ), thúc đẩy con cái và con đực tìm gặp nhau (tập tính sinh dục sinh sản) và thực hiện nhiều loại phản ứng tập tính khác.

2. SỰ THAM GIA CỦA CÁC HỆ THÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP TÍNH

2.1. Sự tham gia của Hệ thần kinh

Tập tính được thực hiện bởi các hoạt động tự phát của hệ thần kinh: Tập tính này có thể quan sát ở các động vất bậc thấp có hạch thần kinh tự phát. Ví dụ cách con sứa di chuyển trong nước.

Tập tính có thể được lập trình sẵn trong hệ thần kinh trung ương. Ví dụ cách dế phát ra tiếng kêu.

Tập tính có tính động lực ở tất cả các động vật có vú, ví dụ các hoạt động sinh dục, làm tổ, nuôi con … Liên quan tới sự hưng phấn của hệ thần kinh, chịu tác động của cân bằng nội môi.

A. Cơ chế sinh lý của quá trình thích nghi. B Vai trò của tuyến yên và tuyến thượng thận trong thích nghi

2.2. Sự tham gia của các hormon

Sự hoàn chỉnh của cơ thể được kèm theo sự sinh trưởng và phát triển các tuyến nội tiết. Các sản phẩm của các tuyến này (các hormon) có tác dụng làm thay đổi môi trường bên trong cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. Các hormon gây ảnh hưởng lên tập tính bằng nhiều đường khác nhau:

  • Kích thích sự phát triển của các cơ quan
  • Ảnh hưởng lên sự phát triển hệ thần kinh
  • Thay đổi các cơ quan cảm giác ở ngoại vi
  • Tác động lên các trung khu đặc biệt của não
  • Gây ảnh hưởng không đặc hiệu lên cơ thể

Ví dụ sau khi sinh con vật tiết ra prolactin vừa gây vài tiết sữa vừa làm tăng tính hung hãn, xuất hiện tập tính tấn công, bảo vệ con khi có động vật lạ xuất hiện.

Sự thay đổi dấu hiệu sinh dục dưới tác dụng của sự thiến và cấy ghép các tuyến sinh dục.

I Gà trống và gà mái bình thường

II gà trống và gà mái đã thiến

III Gà trống thiến ghép buồng trứng và gà mái thiến cấy tinh hoàn

3. SỰ HOÀN THIỆN TẬP TÍNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁ THỂ VÀ QUA KINH NGHIỆM

Trong cuộc sống, mỗi lứa tuổi có những tập tính khác nhau, nhất là ở giai đoạn trẻ nhỏ, dậy thì khác hẵn so với người trưởng thành, hay sự khác biệt giữa người làm việc lâu năm so với người mới vào nghề, do đó tập tính phụ thuộc vào kinh nghiệm sống và quá trình học tập. Tập tính thay đổi trong quá trình phát triển cá thể, đặc biệt là sự phát triển về hình thái và chức năng của các hệ thống cảm giác, của hệ cơ vân, của hệ thần kinh và hệ nội tiết.

Vai trò của thực tiễn và kinh nghiệm trong quá trình phát triển tập tính có thể thấy rõ khi nghiên cứu sự phối hợp giữa các chức năng cảm giác và vận động. Khi con vật bị nhốt trong chuồng một thời gian dài, nó không nhận được thông tin cảm giác và không thể vận động. Kết quả dẫn đến khả năng giải quyết các nhiệm vụ cảm giác và kỹ năng vận động của nó kém nhiều so với những con vật sống tự do.

Chiếm vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện tập tính là sự bắt chước, nghĩa là làm theo các động vật khác cùng loài. Trong thiên nhiên, trong quá trình phát triển cá thể, động vật luôn quan sát được tập tính của bố mẹ và các anh chị của nó, đồng thời làm theo như bố mẹ và anh chị.

Quá trình hình thành tập tính bắt đầu từ sự bắt chước và làm theo

A. Các sắc thái thích nghi khác nhau của con người B. Các giai đoạn và thành phần của quá trình thích nghi

Chương trước

Chương tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *