PHẦN 1 – GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG
CHƯƠNG 6 – THẦN KINH TỰ ĐỘNG
I. TỔNG QUAN
Hệ thống thần kinh tự động điều khiển các hoạt động của cơ thể một cách tự động. Nó bao gồm một nhóm tế bào thần kinh chuyên biệt điều chỉnh cơ tim (tim), cơ trơn (được tìm thấy trong thành của các cơ quan nội tạng và mạch máu), và các tuyến.
Mặc dù tất cả các hệ thống cơ thể đều góp phần vào việc cân bằng nội môi, nhưng sự ổn định tương đối của môi trường bên trong của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của hệ thống thần kinh tự động. Tín hiệu từ các cơ quan nội tạng liên tục gởi lên thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh tự động thực hiện các điều chỉnh cần thiết để hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động của cơ thể. Hầu hết sự tinh chỉnh này xảy ra mà chúng ta không nhận thức được hoặc không điều khiển được ví dụ chúng ta không thể tự làm cho lưu lượng máu có thể bơm lên não nhiều hơn, không thể tự ý làm thay đổi nhịp tim, huyết áp hay điều khiển lượng dịch tiết trong dạ dày.
Thần kinh tự động bao gồm hai phần:
– Hệ thống thần kinh giao cảm được gọi là thần kinh ngực – thắt lưng vì các tế bào thần kinh trước hạch của nó nằm trongchất xám của tủy sống từ T1 đến L2. Bộ phận giao cảm điều khiển cơ thể trong những tình huống khắc nghiệt (chẳng hạn như sợ hãi, tập thể dục hoặc giận dữ).
– Hệ thống thần kinh đối giao cảm: Các tế bào thần kinh trước hạch của hệ thống thần kinh đối giao cảm nằm trong nhân não của một số dây thần kinh sọ — III, VII, IX và X (phế vị làquan trọng nhất trong số này) và ở mức S2 đến S4 của tủy sống, nên còn được gọi là bộ phận sọ não. Bộ phận đối giao cảm cho phép chúng ta “thư giãn” và tiết kiệm năng lượng.
Các cơ quan trong cơ thể được chi phối bởi hệ thống thần kinh tự động nhận các sợi từ cả hai hệ thống giao cảm và đối giao cảm, trừ các trường hợp ngoại lệ (hầu hết các mạch máu và cấu trúc của da, một số tuyến và tủy thượng thận, tất cả đều chỉ nhận được các sợi giao cảm). Khi cả hai hệ thống giao cảm và đối giao cảm cùng tác động một cơ quan, chúng gây ra các hiệu ứng đối kháng, chủ yếu là do các sợi trục sau hạch của chúng giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau; các sợi đối giao cảm, được gọi là sợi Cholinergic, chúng tiết ra Acetylcholine; các sợi giao cảm, được gọi là sợi Adrenergic, tiết ra Norepinephrine. Các sợi trục trước hạch của cả hai hệ thống đều tiết ra Acetylcholine.
Hệ thống thần kinh giao cảm (sympathetic) và đối giao cảm (parasympathetic) cùng tác động lên một cơ quan nhưng theo hai hướng đối lập nhau:
II. HỆ THỐNG THẦN KINH GIAO CẢM
Hệ thống thần kinh giao cảm thường được gọi là hệ thống “chiến đấu hoặc bỏ chạy” (fight or flight). Tác động của nó thể hiện rõ khi chúng ta bị kích động hoặc ở trong tình huống nguy hiểm, bị đe dọa, chẳng hạn như cảm giác sợ hãi trước một người lạ vào đêm khuya. Trong điều kiện đó, thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, huyết áp và nồng độ glucose trong máu; làm giãn nở các tiểu phế quản của phổi; và mang lại nhiều tác dụng khác giúp cơ thể đối phó với tác nhân gây căng thẳng. Đồng thời sự giãn nở của các mạch máu trong cơ xương (để chúng ta có thể chạy nhanh hơn hoặc chiến đấu tốt hơn) và rút máu khỏi các cơ quan tiêu hóa (để phần lớn máu có thể được sử dụng để phục vụ tim, não và cơ xương ). Tim đập thình thịch; thở nhanh, sâu; da lạnh, đổ mồ hôi; da đầu nổi gai; và đồng tử mắt giãn ra chắc chắn là dấu hiệu hoạt động của thần kinh giao cảm.
Chức năng của hệ thống thần kinh giao cảm là cung cấp các điều kiện tốt nhất để đối phó với một số mối đe dọa, như là chạy nhanh hơn, để nhìn tốt hơn hay suy nghĩ rõ ràng hơn.
Kích thích thần kinh giao cảm quá mức có thể mang lại cảm giác khó chịu hoặc gây ra một số bệnh lý. Một số cá nhân có biểu hiện cường giao cảm, luôn làm việc với tốc độ chóng mặt và liên tục thúc đẩy bản thân họ. Đây là những người có khả năng mắc bệnh tim, huyết áp cao và loét dạ dày.
III. HỆ THỐNG THẦN KINH ĐỐI GIAO CẢM
Hệ thống đối giao cảm hoạt động mạnh nhất khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi và không bị đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào. Bộ phận này, đôi khi được gọi là hệ thống “nghỉ ngơi và tiêu hóa” (rest and digest), chủ yếu liên quan đến việc thúc đẩy tiêu hóa bình thường, loại bỏ phân và nước tiểu, và bảo tồn năng lượng cơ thể, đặc biệt là bằng cách giảm nhu cầu đối với hệ thống tim mạch.
Hoạt động của nó được minh họa rõ nhất bởi một người thư giãn sau bữa ăn hay lúc đọc báo. Huyết áp, nhịp tim và nhịp thở được điều chỉnh ở mức bình thường thấp, đường tiêu hóa tích cực tiêu hóa thức ăn và da ấm hơn (cho thấy rằng không cần phải chuyển máu đến các cơ xương hoặc các cơ quan quan trọng). Đồng tử mắt co lại để bảo vệ võng mạc khỏi ánh sáng gây hại quá mức, và thấu kính của mắt được “thiết lập” để nhìn gần. Chúng ta cũng có thể coi bộ phận đối giao cảm là hệ thống giúp “làm sạch” của cơ thể.
Sự khác biệt của thần kinh tự chủ và thần kinh tự động bao gồm giao cảm và đối giao cảm ở việc tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh:
IV. CHỨC NĂNG CỦA THẦN KINH TỰ ĐỘNG
V. CÁC PHẢN XẠ TỰ ĐỘNG
Các phản xạ tự động giúp điều họa hoạt động các cơ quan bên trong cơ thể.
Ngửi mùi thơm thức ăn hay đang ăn sẽ kích thích dây thần kinh phế vị, thiệt hầu và các nhân nước bọt ở não truyền thông tin tới hệ đối giao cảm làm tăng hoạt động hệ tiêu hóa.
Khi phân đầy trực tràng tin hiệu căng ống tiêu hóa gởi tới hệ đối giao cảm gây co bóp trực tràng tống phân ra ngoài.
Khi bàng quang căng nước tiểu, kích thích đoạn tủy cùng gây co bóp bàng quang và giãn các cơ vòng tạo nên sự đi tiểu.
Khi có sự kích thích về tâm lý hay kích thích cơ quan sinh dục, những kích thích đó gom lại ở phần tủy cùng, gây phản xạ cương sinh dục và phóng tinh dịch ở nam giới.
Khi cơ thể bị stress, phần lớn hệ giao cảm bị kích thích cùng 1 lúc gây gia tăng hoạt động nhiều chức năng trong cơ thể làm tăng hoạt động của các cơ quan ở mức độ cực đại để cơ thể chống lại các yếu tố tấn công cơ thể, nhằm cung cấp cho cơ thể một lượng lớn năng lượng, gọi là đáp ứng báo động stress hay stress.
Một số phản xạ tim mạch giúp điều hòa huyết áp động mạch, cung lượng tim và nhịp tim như áp cảm thụ quan trong trong thành của các động mạch lớn, khi bị kích thích do nhịp nhanh hay huyết áp cao sẽ gởi tín hiệu lên não làm kích thích dây thần kinh X ức chế hoạt động của tim làm tim đập chậm lại và giảm huyết áp, đồng thời ức chế các xung động giao cảm tới tim và mạch máu.
Hệ giao cảm theo tủy tủy sống ngực, truyền tín hiệu qua hạch giao cảm (hạch sao), đến chi phối cơ tim. Hệ đối giao cảm theo thần kinh phế vị (thần kinh X) đến chi phối tâm nhĩ phải, liên quan đến nhịp tim.